Quản lý rủi ro hiệu quả và chính xác sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu tối đa ảnh hưởng từ các mối đe dọa tiềm ẩn, là một trong những yếu tố hàng đầu mà bất kì nhà đầu tư chuyên nghiệp nào cũng phải lưu ý và nắm vững. Nếu như chỉ quá tập trung vào những phương pháp giao dịch thì các trader rất dễ rơi vào vòng xoáy của cảm xúc, từ đó sẽ không thể tồn tại lâu và có được lợi nhuận trên thị trường. Hãy cùng Cộng đồng trading tìm hiều cách quản lý rủi ro trong forex như thế nào nhé ?
Rủi ro trên thị trường forex là gì ?
Rủi ro lớn và phổ biến nhất trên thị trường forex đó chính là thua lỗ một phần hoặc mất hết toàn bộ số tiền đầu tư. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, bao gồm các yếu tố như: thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, chưa có phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả.
Việc quản lý rủi ro sẽ giúp các nhà đầu tư hạn chế được việc mất mát quá nhiều và kiểm soát được mức thua lỗ trong từng trường hợp. Mức thua lỗ bao nhiêu? Đầu tư tối thiểu hay tối đa là bao nhiêu? Thời điểm nào giao dịch? …. Là những câu hỏi của các anh em trader đặt ra cho bản thân. Và đối với các trader ở một phạm vi nhỏ hơn, quản lý vốn là điều mà họ cực kỳ lưu ý và quan tâm.
Quản lý vốn dành cho các trader là gì?
Trong một quy trình chơi forex. Việc quản lý rủi ro – quản lý vốn là điều bắt buộc mà hầu hết các trader buộc phải làm nếu như họ muốn tồn tài trên thị trường này lâu dài. Có thể hiểu một cách đơn giản, đó là chính tính toán để xác định được phần trăm mức độ chịu rủi ro trước khi vào lệnh, tính toán vùng đặt dừng lỗ sao cho hợp lý, chốt lời và cách thoát lệnh từng phần hoặc toàn bộ…
Thường thì các trader sẽ sỡ hữu những các quản lý vốn khác nhau được hình thành từ những kinh nghiệm và tư duy riêng biệt của mỗi người. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta hay tìm hiểu quy trình nhé.
Quy trình quản lý vốn dành cho trader
Quy trình tính toán trước khi vào lệnh của một trader như sau:
Xác định được thời điểm vào lệnh -> Xác định điểm dừng lỗ -> Xác định được điểm chốt lời -> Tính toán tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro -> Xác định khối lượng lệnh -> Vào lệnh -> Quản lý lệnh đang giao dịch -> Chốt/Thoát lệnh.
Đây là một trình tự trong việc quản lý vốn. Để có thể hiểu rõ hơn thì chúng ta xem ví dụ nhé!
Ví dụ: Trader A có mở một tài khoản là 3000 đô la. Trader xác định tỷ lệ rủi ro là chừng khoảng 2%, cụ thể là khoảng 60 đô. Trader A thường giao dịch ở cặp tiền EUS/USD, và xác định được giá trị 1pip của cặp tiền này khi giao dịch là 0,1 standart lot -> 1 đô la. Trader A vào lệnh bán ở vùng 1,0670 dừng lỗ dự kiến ở 1,0695 (tức là khoảng 25 pip), và chốt lời ở 1,0620 (50 pip).
Vậy cụ thể Trader xác định các mức rủi ro, chốt/ thoát lệnh như thế nào thì bạn hãy cùng cộng đồng trading xem nhá.
- Thời điểm vào lệnh bán : 1,0670.
- Điểm dừng lỗ: 1,0695.
- Điểm chốt lời: 1,0645.
- Tỷ lệ rủi ro chấp nhận được là 2% tức là 60 USD, dừng lỗ 25 pip – > Vậy khối lượng mà trader A có thể vào lệnh là : 0.2